Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Sưu tầm kiến thức’ Category


Đôi nét về trường Trung học công lập Tây Ninh xưa (trước 1975)

Một góc trường

Hơn sáu mươi năm là một thời gian ngắn với lịch sử, với nhũng thăng trầm của đất nước nhưng với đời người đó là một thời gian dài… Những kỷ niệm xưa nay hầu như chìm vào quên lảng… Bài viết này ghi theo trí nhớ nên xin thứ lỗi cho những sai sót.

Trong thời gian từ 1945 đến 1954, tại miền Nam VN rất ít tỉnh có trường Trung học công lập. Trường trung học công lập chỉ có ở Sài Gòn và các tỉnh lớn như Mỹ Tho, Cần Thơ. Phần nhiều trường trung học tư thục là do các vị có tâm huyết hoặc do các tôn giáo lập ra, có thu học phí, chương trình dựa theo chương trình trung học của Pháp nên con em bình dân, nghèo ít có cơ hội học tập lên bậc trung học.

Ngay khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1954), Bộ Quốc Gia Giáo Dục đã gấp rút thành lập và xây dựng tại mỗi tỉnh 1 trường trung học công lập.

Tại Tây Ninh, trước khi trường trung học công lập tỉnh ra đời, đạo Cao Đài có mở trường Đạo Đức Học Đường trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh và trường Lê Văn Trung tại cửa số 7, ngoại ô Tòa thánh Tây Ninh, học sinh từ các nơi khác về học rất đông và chỉ phải đóng học phí tượng trưng rất ít.

Ngày 15/9/1954 là ngày khai giảng của tất cả các trường trung học công lập trên toàn miền Nam…. Trường Trung học công lập Tây Ninh khai giảng khóa đầu tiên với 200 học sinh tuyển từ các em đậu Tiểu Học từ trước đó (tuổi cao nhất là 15).

Ban đầu, do cất chưa kịp nên niên khóa 54-55 phải học tạm tại trường Tiểu học tỉnh. Đến đầu năm 1955, một ngôi trường mới tọa lạc tại ngả ba Đồn (gọi là ngả ba Đồn vì nơi đó xưa có 1 đồn lính Pháp đóng quân), trên đường vào chợ cũ được hình thành 1 tòa nhà có 1 lầu gồm 8 phòng học rộng rãi và văn phòng. Để có được cơ sở nầy, nhà nước phải giải tỏa 1 khu nghĩa địa. Trong những năm tiếp theo từ 1956, trường được xây dựng tiếp thêm nhiều phòng học kế các lớp cũ

Niên khóa 1955 1956, học sinh được vào ngay nhà mới khỏi đi học nhờ như các lớp anh chị… Học sinh vào Trung học công lập Tây Ninh bắt đầu lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ), là trường công lập không phải đóng 1 khoãn học phí nào.

Mỗi niên khóa, học sinh tuyển vào đệ thất có thứ hạng cao (hạng từ 1 đến 35, nhà nghèo) còn được nhận học bổng.

Khi đến trường, học sinh phải mặc đồng phục. Nam: áo sơ mi trắng, quần tây xanh hay đen, mang giầy trắng hay sandale. Nữ: áo dài trắng, quần đen hay trắng và mang guốc, sandale và cấm không cho mang dép xẹp (còn gọi dép Nhật).

Một góc khác của trường (ảnh trên internet)

Trường chia học sinh thành khối lớp (gọi là đệ thất, đệ lục…); mỗi khối nhiều lớp được chia ra lớp A, B, C, D… Học sinh vào 2 năm đầu tiên (đệ thất và đệ lục) phải học 2 Sinh ngữ là Pháp (chính) và Anh (phụ). Về sau cải cách giáo dục (giữa 1958) học sinh bậc trung học đệ nhất cấp (đệ thất tới đệ tứ) chỉ phải học 1 sinh ngữ thôi (Anh hoặc Pháp), lên trung học đệ nhị cấp (từ đệ tam trở lên) mới phải học 2 sinh ngữ. Học sinh khóa đầu tiên 1954-1955, sau khi đậu Trung học đệ nhất cấp (1959) phải đi các trường khác để học lớp cao hơn (Trung học đệ nhị cấp) vì trường chưa mở lớp đệ tam.

Năm 1960, học sinh khóa 2 (1955-1956) thi tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp. Trường mở tiếp bậc Trung học đệ nhị cấp với 4 lớp (2 lớp B và 2 lớp A, trong đó A2 và B2 là 2 lớp Nam. Các lớp còn lại A1 và B1 nam nữ học chung. Đến niên khóa 1968-1969 khối trung học đệ nhị cấp được xếp lại theo Ban và theo sinh ngữ chính nên nam nữ có khi học chung: A1 là ban A sinh ngữ chính là Anh ngữ, A2 là ban A sinh ngữ chính là Pháp ngữ. B1 là ban B sinh ngữ chính là Anh ngữ. B2, 3.. là ban B sinh ngữ chính là Pháp ngữ. Ban A: ban Lý Hóa Nhiên nên môn Vạn vật là môn chính. Ban B: Toán Lý Hóa nên môn Toán là môn chính. Riêng ban C: ban Văn chương mấy năm đầu không có.

Mỗi năm, càng lên lớp cao hơn thì hụt học sinh nên để cho đủ sỉ số lớp học, trường có tuyển thêm nhiều học sinh giỏi ở các trường tư thục chung quanh vào học.

Đến năm 1963, trường đã có học sinh dự thi Tú Tài 2 tại hội đồng thi Sài Gòn.

Từ năm 1970, trường chia ra làm 2 trường Nam và Nữ. Do đoàn Dân sự vụ Phi Luật Tân giúp tỉnh Tây Ninh cất thêm 1 trường Nữ trung học công lập trên dãy đất trông phía ngả ba Ao hồ đi ra tỉnh lỵ nên một số học sinh nữ và thầy cô chuyển sang đây.

Trường Nam Trung Học Tây Ninh vào năm 1970 do thầy Lương Hữu Tống làm hiệu trưởng. Giám học là thầy Võ Thanh Tòng. Thầy Cao Văn Đạo làm Tổng Giám thị.  Trường có hai dãy lầu và ba dãy trệt.  Dãy lầu chính có văn phòng và lớp học.  Dãy lầu phụ chỉ toàn là lớp học. Một dãy trệt để làm phòng thí nghiệm và thư viện. Một dãy trệt làm phòng khánh tiết hay hội trường (và cũng là nơi dùng làm võ đường dạy Thái Cực Đạo cho học sinh). Dãy trệt cuối cùng thì chỉ toàn là lớp học.  Trường có ba cổng:  cổng chính nhìn ra đường Trần Hưng Đạo cho giáo sư đi, một cổng phụ nhìn ra đường đi cầu nổi dành cho nữ sinh, và một cổng phụ khác cũng nhìn ra đường Trần Hưng Đạo nhưng ở bên hướng đình Hiệp Ninh dành cho nam sinh.

Trường còn có một căn nhà nhỏ nằm bên cổng phụ đường đi cầu nổi, dành cho gia đình một bác gác dan ở.  Ngoài ra, trường còn có một căn nhà cạnh đó trong đó có hai bàn ping pong.  Đây cũng là nơi thường lui tới của đám học trò chúng tôi, chỗ chúng tôi đánh bóng bàn giải trí, tập dợt, và … cá độ.  Kết quả của mọi cuộc sát phạt đều được giải quyết ở quán đậu đỏ đối diện cổng trường. Bước vào cổng chánh của nhà trường, bên tay trái một miếu thờ hai bên có câu đối như sau:

Cám cảnh cô đơn thành tâm cúng
Động lòng vô chủ lập am thờ.

Tôi nghe các anh chị lớn nói rằng miếng đất xây trường Nam Trung Học Tây Ninh trước kia là một nghĩa địa. Nơi đây ngày xưa cũng xảy ra nhiều tai nạn chết người do xe đổ dốc cửa Đồn lạc tay lái, lật xuống. Tôi nhớ có lần học sinh chúng tôi cắm trại trong sân trường, đào đất cắm lều có người đào nhằm xương người, lật đật đấp đất lại. Tôi không biết ai là tác giả hai câu đối và tôi không rõ có học sinh nào bị các oan hồn quấy nhiễu hay không.

Ngoài ra trường còn có một quán giải khát do gia đình ông giám thị Lưu Bỉnh Chí đứng bán.  Quán nằm kế bên dãy lớp học trệt.  Đám học trò chúng tôi thường gọi là quán “chú Bảy Chí”. 

Xin nêu tên thầy, cô từng làm hiệu trưởng và giảng dạy đến 1970.

Vị hiệu trưởng đầu tiên: Thầy Nguyễn Văn Mạnh, lần lượt là thầy Mai Hữu Chỉnh; thầy Vũ Đình Triều; thầy Trần Văn Thử; thầy Trần Bình Quang; thầy Trịnh Quốc Thế; thầy Lương Hữu Tống; thầy Nguyễn Tấn Trưởng; thầy Nguyễn Quang Ngân (đến 30/4/1975 thì bàn giao cho chính quyền mới)

Các giáo sư:

1.- Cô: Nguyễn Thị Hồng Vân, Lý Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Thái, Phạm Thị Bạch Tuyết, Trần Thị Hường, Trần Thị Hoa, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Tuyết (mất), Nguyễn Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Quý, Tôn Nữ Quỳnh Cửu, Nguyễn Thị Hương Yên, Nguyễn Thục Đoan, Vương Thanh Tú, Lưu thị Quy, Ngô thị Ngọc Anh, Võ Kim Hà (mất 2017 ), Nguyễn Ngọc Nương, Phạm Thu Vân (mất).

Cô Vương Thanh Tú (ngồi ôm cặp 1965)

2.- Thầy: Tô Thảo, Võ Văn Tam, Nguyễn Văn Thại, Tạ Cao Huê, Nguyễn Đình Chính, Mai Văn Sít, Nghiêm Phú Phi, Lê Hữu Khoan, Nguyễn Bá Dinh, Vũ Thanh Triệu, Nguyễn Gia Khang, Phùng văn Bộ, Nguyễn An Khương, Nguyễn Văn Vinh, Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Trọng Thạc, Nguyễn Văn Mười, Võ Văn Nhân, Trần Văn Rạng, Trần Văn Bé, Triệu Canh Ngủ, Huỳnh Văn Trí, Hoàng Ngọc Biên, Lê Thanh Hoàng Dân, Nguyễn Hoàng Ảnh, Trần Đình Kha (mất), Nguyễn Hợp, Nguyễn Tuấn Tú, Phan Nguyên, Hoàng Kim Hùng, Nguyễn Ngọc Nam Hùng, Nguyễn Quang Ngân, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Văn Cố, Dương Quán, Lê Ngọc Thọ, Quản Hùng, Nguyễn Văn Ân, Tôn Thất Sum, Nguyễn Đức Dực, Đỗ Đình Huỳnh, Trịnh Hồng Hải, Đỗ Văn Hóa, Lương Hữu Tống, Nguyễn Thới Chuẩn, Nguyễn Khắc Sỹ, Đào Tấn Luật, Cao Văn Đạo, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Phước Quang, Vũ Mộng Long, Đào Việt Long, Châu Văn Năm, Nguyễn Vũ Hoan, nhạc sĩ Anh Việt Thu (mất), Nguyễn Hà Trị (mất), Nguyễn Tấn Trưởng (mất), Nguyễn Văn Ron (mất), Đỗ Văn Minh, Lê Văn Hùm, Phan Thế Phiệt (mất), Võ Thanh Tòng (mất), Vũ Ngọc Chuẩn, Vương Ngọc Em, thầy Ngô Minh Chí (mất).

Người trước là học sinh sau nầy về dạy tại trường là: Võ Công Văn, Lâm Thị Sắng, Huỳnh thị Kim Ngân và Võ Kim Phụng.

Học sinh trường Trung học công lập Tây Ninh thế hệ 1955-75… đóng góp nhiều trí tuệ trong việc mở mang phát triển tỉnh nhà…

Read Full Post »


Tây Ninh tuyệt đẹp qua những bức ảnh năm 1965

Tây Ninh vào những năm thập niên 60 chỉ có một con đường lớn duy nhất đó là đường Gia Long, con đường ngắn chỉ “Đi dăm phút đã về chốn cũ”. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống của Tây Ninh trong những ngày thơ ấu của tôi trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen.

Xóm dân cư ven hạ lưu rạch Tây Ninh

Xuồng qua rạch Tây Ninh

Hình ảnh miền quê thơ mộng an lành với những hàng dừa.

Nhà sàn cất trên rạch Tây Ninh

Núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam Bộ hiện lên ở chân trời nhìn từ rạch Tây Ninh.

Hai người phụ nữ giặt đồ bên bến nước.

Hai cậu bé chuẩn bị câu cá

Người nông dân di chuyển bằng xe bò.

Cầu Quan, một biểu tượng của Tây Ninh.

Chợ Long Hoa ở quận Phú Khương.

Bến xe lôi, xe lam trước chợ Long Hoa.

Bến xe khách Long Hoa.

Bến xe khách Sài Gòn – Tây Ninh đường Huỳnh Văn Lại.

Quang cảnh ở đường phố Gia Long trung tâm tỉnh lỵ Tây Ninh năm 1965.

Một góc đường Gia Long.

Cây xăng dầu Shell cuối đường Gia Long cạnh rạp chiếu bóng Lạc Thanh.

Một chiếc xe đò cũ kỹ vào đổ xăng.

Xe ngựa chở khách ở tỉnh lỵ.

Rạp chiếu bóng Lạc Thanh nằm trên đường Gia Long.

Read Full Post »


Cùng đọc và cảm nhận những câu danh ngôn tình yêu:

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Những câu danh ngôn tình yêu buồn tâm trạng nhất

15 Câu Danh Ngôn Bất Hủ Về Tình Yêu Buồn Bạn Nên Xem

Read Full Post »

Older Posts »