Feeds:
Bài viết
Bình luận

Phim Love Story – “Yêu là không bao giờ nói lời hối tiếc”

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến Harvard, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới với 75 giải Nobel, 8 tổng thống Mỹ bao gồm cả đương kim tổng thống Obama đã học ở đây. Không chỉ nổi tiếng bởi thành tích giảng dạy và học tập mà Harvard còn là nơi chứng kiến nhiều câu chuyện tình nổi tiếng của sinh viên làm xúc động nhiều thế hệ trẻ trên thế giới.

Một trong những câu chuyện tình nồng cháy của sinh viên Harvard làm thổn thức không biết bao nhiêu trái tim khán giả là câu chuyện tình yêu trong Love Story của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim này dựa theo cuốn tiểu thuyết Love Story được xuất bản năm 1970 và là quyển sách bán chạy nhất lúc bấy giờ.

15ad0-34514461644272602991

Love Story là một tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng do nhà văn người Mỹ Erich Segal viết năm 1970. Đầu tiên, Erich Segal viết kịch bản phim bán cho Paramount Pictures. Hãng phim yêu cầu Segal chuyển kịch bản thành tiểu thuyết để đánh giá mức độ yêu thích của công chúng trước khi công chiếu phim. Love Story được xuất bản vào đúng dịp Valentine 14 tháng 2 năm 1970. Truyện đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, là quyển sách bán chạy nhất lúc bấy giờ. Phần sau của câu chuyện Oliver’s Story được xuất bản năm 1977. Bộ phim Love Story được trình chiếu vào ngày 16 tháng 12 năm 1970.


Phim Love Story được trình chiếu vào ngày 16 tháng 12 năm 1970

Chuyện phim kể về mối tình của Oliver Barret IV (Ryan O’Neal thủ vai) và Jennifer Cavilleri (Ali MacGraw đóng). Oliver là một sinh viên xuất sắc của trường Harvard danh tiếng, là con nhà danh giá, giàu có của dòng họ Barret; còn Jennifer – một sinh viên cùng trường, là con của một gia đình nghèo, đạt học bổng vào học ở Harvard và là người trông coi thư viện. Một lần đến thư viện trường Radcliffe College mượn sách, chàng bị ấn tượng bởi cô gái có mái tóc đen và đeo cặp kính cận cùng cách nói chuyện có phần ngang bướng. Dần dần, họ yêu nhau nhưng gia đình Oliver không đồng ý, đặc biệt là cha của Oliver. Bất chấp sự ngăn cản này, họ cưới nhau. Tất nhiên là Oliver bị cắt hoàn toàn viện trợ tài chính từ người cha giàu có. Đó là những năm tháng thật khó khăn cho đôi vợ chồng trẻ, khi cả hai vừa phải đi học, vừa phải lo đi làm kiếm sống. Cuối cùng, với tấm bằng tốt nghiệp cao học hạng ưu đại học luật Harvard, cùng với danh tiếng của gia đình, Oliver tìm được một công việc tốt với mức lương rất cao. Giờ đây, họ có thể sống một cuộc sống dư giả và giàu có. Nhưng tai họa ập tới khi Jennifer mắc bệnh ung thư. Oliver tìm mọi bác sĩ tốt nhất, thuốc tốt nhất để chạy chữa cho nàng, nhưng đều không thành công. Giây phút cuối đời mình, Jennifer nằm trên giường bệnh, bảo Oliver hãy ôm nàng thật chặt và ra đi trong tay chàng. Đó là cảnh phim thật sự rất xúc động. Còn gì đau đớn hơn khi nhìn người vợ yêu của mình từ giã cõi đời, còn mình thì không thể làm gì được cho cô ấy. Khi Oliver ra ngoài, chàng thấy bố mình ở đó. Ông nói lời xin lỗi vì những điều đã xảy ra. Oliver đã ngắt lời cha: “Yêu là không bao giờ nói lời hối tiếc” (câu nói Jennifer đã nói với anh trong một lần vợ chồng giận nhau) và bật khóc.


Nam diễn viên điển trai Ryan O’Neal (vai Oliver Barret IV) và nữ diễn viên xinh đẹp Ali MacGraw (vai Jennifer Cavilleri)

Love Story là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt của đạo diễn Arthur Hiller, được liệt vào danh sách một trong những bộ phim hay vì nó làm rung động hàng triệu con tim. Bi kịch của tình yêu này ở chỗ: hai người yêu nhau nhưng họ không cùng giai cấp. Gia đình của Oliver Barrett thuộc giai cấp thượng lưu còn gia đình của Jennifer Cavilleri lại quá nghèo. Họ bị thử thách giữa tình yêu và sự khó khăn của gia đình, của bệnh tật. Sự thành công của Erich Segal là ông triệt để khai thác sự kỳ thị của cha Oliver Barrett khi ông một mực bác bỏ việc con trai mình yêu thương người con gái thuộc giai cấp nghèo, nó như đã vạch trần bộ mặt của xã hội Mỹ thế kỷ 20, nơi vẫn tồn tại sự phân biệt giai cấp, sự thủ cựu của giai cấp trên trong quan niệm sống. Love Story đã được hãng phim Paramount Pictures đưa lên màn bạc như một vở opera melodramatic với sự kết hợp hài hòa của âm nhạc và hồn của bộ phim. Cho đến tận bây giờ, hàng triệu khán thính giả không thể quên những ca từ ngọt ngào đầy chất thơ của ca khúc chủ đề phim – ca khúc bất hủ Love Story. Không ai có thể quên được bài thánh ca trong nhà thờ, khi Jennifer dạy đám trẻ nhỏ tập hát, còn Oliver ngắm nhìn nàng trong xúc cảm sau một ngày làm việc vất vả của ngày Giáng sinh. Đôi vợ chồng trẻ như bao nhiêu đôi uyên ương khác có yêu thương, bất đồng, giận hờn, cãi vã, và câu nói bất hủ của Jennifer đã đi vào lịch sử của chuyện tình yêu: “Love means never having to say you’re sorry”…

Các giải thưởng:

– Giải Quả cầu vàng cho Bộ phim xúc động nhất

– Giải Quả cầu vàng cho Diễn viên nữ đóng cảm động nhất dành cho Ali MacGraw

– Giải Quả cầu vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất dành cho Arthur Miller

– Giải Oscar cho Âm nhạc hay nhất dành cho Francis Lai

– Giải Quả cầu vàng cho Âm nhạc hay nhất dành cho Francis Lai

– Giải Quả cầu vàng cho Kịch bản phim hay nhất dành cho Erich Segal.

Cùng 11 đề cử khác.

Ngày nay, nếu như ai học tại Harvard thì việc đầu tiên trong niên học là sẽ được xem lại phim này. Có thể nói Love Story là bộ phim tiêu biểu cho những người dám đấu tranh cho tình yêu đích thực của mình để giành lấy hạnh phúc. Và rồi họ sẽ không phải cảm thấy hối tiếc vì bản thân đã sống thật với lý lẽ con tim mình. Vì những lí do rất nhân văn ấy mà Love Story được Viện phim Mỹ bầu chọn là một trong những bộ phim kinh điển của thế kỉ 20 và là câu chuyện tình xúc động nhất trong lịch sử phim ảnh Mỹ. Đã nhiều thập niên trôi qua nhưng mỗi khi ca khúc Love Story vang lên là mối tình đầy thăng trầm của Oliver và Jennifer lại trở về đầy sống động trong tôi nói riêng và nhiều người mộ điệu nói chung.

74c93-nhac_hoaicam10

ALI MACGRAW VỚI LOVE STORY (CHUYỆN TÌNH, 1970)
Love Story do Arthur Hiller đạo diễn, dựa theo tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nhà văn Mỹ Eric Segal. Bộ phim đã làm nên tên tuổi của Ali MacGraw. Là người mẫu chụp ảnh tại studio Manhattan khi vừa bước sang tuổi 20 nhưng Ali đã được ghi dấu chân tại trước Nhà hát Grauman’s Chinese Theatre khi mới chỉ đóng được 4 phim. Vai diễn Jennifer lấy nhiều nước mắt của khán giả trong Love Story đã mang về cho cô một đề cử Oscar.

Các bộ phim sau đó của cô đều thua phim này. Năm 1991, Ali được Tạp chí People bầu chọn vào danh sách 50 phụ nữ đẹp nhất thế giới. Ali có hai đời chồng Robert Evans (1969 – 1972, có một con. Robert là chủ hãng phim Paramount) và Steve McQueen (1973 – 1978, ly hôn. Hai người từng đóng chung trong The Getaway (1972), Daisy in The Great Gatsby (1974) và Evelyn in Chinatown (1974) trước khi lấy nhau). Năm 2002, cô xuất hiện tại lễ trao giải Oscar lần thứ 74. Các bộ phim đáng chú ý của Ali: A Lovely Way to Die, Goodbye, Columbus, Convoy (1978), Players (1979), Just Tell Me What You Want (1980). Sau một thời gian nghỉ ngơi, năm 1991, Ali làm phát ngôn viên cho một hãng mỹ phẩm và xuất bản cuốn hồi ký Moving Pictures. Josh Evans, con trai cô, theo nghiệp của mẹ.


Tĩnh lặng

Một ngày tất bật với cuộc sống, ta trở về nhà buông người trên chiếc ghế với hơi thở dài mỏi mệt. Những “tiếng nấc” của chiếc đồng hồ treo tường trôi qua. Có bao giờ ta giật mình, ý thức rằng mình đã đánh mất, hụt hẫng một cái gì đó trong cuộc sống không? Cuộc sống thường nhật cuốn chúng ta theo như những vòng xe. Cũng như những buổi chiều đi về nhà với khuôn mặt căng thẳng, mệt mỏi, vẫn những âm thanh của chiếc đồng hồ tích tắc! Tích tắc!

Sáng nay ta dậy sớm nhé! Bỏ mọi ý niệm lăng xăng, hít thở những hơi thật sâu và lắng nghe; tiếng dế kêu, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, tiếng trống, tiếng chuông… hòa với những âm thanh vô ngôn của hoa lá, đã tạo thành hơi thở của cuộc sống bình dị thân thương. Ánh dương đang ló dệt những tơ trời trải nhẹ trên đám cỏ xanh. Tất cả tạo thành bản nhạc du dương trầm bổng của một ngày mới bắt đầu. Ta hãy nở một nụ cười trọn vẹn đi!. Buông bỏ những lăng xăng trong tâm ta. Ta hít thở một hơi thật sâu với ý thức trọn vẹn, rồi ta mỉm cười, một nụ cười trẻ thơ và ta sẽ thấy cuộc đời đáng yêu, đáng sống lắm. Cuộc sống âm thầm vẫn dâng hiến những nguồn sống mầu nhiệm đấy chứ! Nhưng ta lại thờ ơ, lãnh đạm với nó đấy thôi. Hãy mở cửa lòng ra và đón nhận đi. Một áng mây trôi, một bầu trời xanh, một ngọn gió mát, một nụ cười trẻ thơ… hạnh phúc là thế đấy.

15ad0-34514461644272602991

Chúng ta không phải là những cái máy tính luôn sẵn sàng làm việc nhanh, chính xác suốt hai mươi bốn giờ mỗi ngày và bảy ngày trong tuần. Chúng ta là con người và chúng ta cần có sự tĩnh tại để hồi phục bản thân mình.

Khi bạn ném một hòn đá lớn xuống ao nước, bạn sẽ thấy điều gì? Mặt nước sẽ gợn sóng theo những vòng tròn đồng tâm và từ đáy sẽ sủi lên những bong bóng. Sự lay động và chao đảo của mặt nước làm bạn không thể nhìn thấy được lòng ao có những gì. Tất cả đã bị che khuất đi.


Tâm trí chúng ta cũng như mặt ao kia và những đợt sóng là loại tiếng ồn, là những tất bật của cuộc sống bên ngoài tác động vào. Với tác động đó, tâm trí bạn không còn đủ tỉnh táo để nhìn thấu suốt mọi vấn đề.


Những lúc ấy, chỉ có sự tĩnh lặng mới có thể làm dịu lại tâm tư, lắng trong trí tuệ để bạn nhìn xuyên tới tận đáy sâu lòng mình. Nó giúp bạn có thể đi sâu vào bản chất mà không bị tác động bởi ngoại cảnh giống như việc tách hạt gạo ra khỏi lớp vỏ trấu. Hơn thế nữa, sự tĩnh lặng còn có thể giúp bạn tái khám phá nhịp điệu muôn đời của cuộc sống.


“Bạn hãy thử nghĩ mà xem, thật ra không phải thế giới bên ngoài gây ra sự xáo động và bất an cho cuộc sống chúng ta mà chính là cõi nội tâm của mỗi con người đã tạo nên điều đó. Khi nội tâm bị xáo trộn thì sớm hay muộn con người cũng sẽ thể hiện ra ngoài thông qua những hành động thực tế, không thể che giấu được…”

Giờ hãy lấy một ví dụ để chúng ta cùng biết tại sao Sự tĩnh lặng cũng là thể hiện sự khôn ngoan nhé!
9773e-tumblr_m8revh5efk1qazkdco1_500

Calvin Coolidge, Tổng thống thứ ba của Mỹ là người nổi tiếng kiệm lời và cũng chính vì vậy mà ông có biệt danh là Calvin Yên Lặng. Một lần tại buổi dạ tiệc, có một quý bà đến nói với ông:
– Thưa ngài Tổng thống, tôi đã cá với chồng tôi 5 đô la rằng tối nay tôi có thể làm cho ông nói 3 tiếng.
Ngài Tổng thống quay về phía bà ta và lịch sự nói:
– Bà thua

723f0-color_rain00_marsss7
Không phải im lặng là không biết, không nghe, không thấy… mà Im lặng đơn giản là muốn tâm hồn mình bình tâm để suy xét để có những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống…


Đôi điều về bộ phim "Cleopatra" (1963)

Cuối thập niên 1950, tình hình tài chính của hãng phim 20th Century Fox khá bi đát. Chủ tịch hãng là ông Spyros Skouras, đề nghị lục tìm lại trong thư viện kịch bản xem có tác phẩm nào có thể làm lại được. Dự án được chọn là phim câm sản xuất từ năm 1917, dựa trên cuộc đời của nữ hoàng Ai Cập cổ đại Cleopatra. Skouras hào hứng: “Cleopatra (1917) từng là một bộ phim hay nhất của hãng Fox. Nếu làm lại, chúng ta sẽ thu được rất nhiều tiền”.

                         Cleopatra(1917)

Khởi đầu khiêm tốn với 2 triệu đô-la Mỹ…

Nhà sản xuất kỳ cựu Walter Wanger nhanh chóng được giao trọng trách triển khai bộ phim với kinh phí 2 triệu đô-la Mỹ. Bước kế tiếp là tìm cho ra một nữ diễn viên lý tưởng, để giao vai bà hoàng sông Nile, Cleopatra. Hãng Fox chỉ chọn những nữ diễn viên nào đồng ý mức cát-xê 100 đô-la Mỹ/ 1 tuần. Ứng viên đầu tiên là Susan Hayward, nhưng cuối cùng nữ diễn viên trẻ Joan Collins đã được chọn. Tuy nhiên, bộ phim cứ hoãn nhiều lần, làm ảnh hưởng kế hoạch của các phim sau nên Joan Collins phải bỏ vai. Wanger định chọn Audrey Hepburn nhưng đột nhiên ông chuyển sang ngôi sao Elizabeth Taylor (gọi tắt là Liz).

          Elizabeth Taylor trong vai nữ hoàng Cleopatra

Wanger gọi điện thoại cho Liz, khi cô đang ở trên trường quay Suddenly, Last Summer (1959), bên kia đầu dây là chồng cô, Eddie Fisher. Trong lúc cao hứng, Liz nói đùa: “Được thôi, bảo với ông ấy là em chỉ nhận đóng với giá một triệu đô-la Mỹ!”. Đó là một con số không tưởng của mọi thời đại, nhưng cả thế giới còn kinh hoàng hơn, khi hãng Fox… đồng ý. Liz nhận lời, cũng là lúc hãng Fox quyết định biến Cleopatra thành một thiên sử thi vĩ đại. Trả thù lao một triệu đô-la Mỹ cho Liz cũng nằm trong chiến dịch PR nhằm lôi kéo sự chú ý của khản giả thế giới và Fox đã đạt được mục đích. Tháng 10/1959, ngày ký hợp đồng “khủng” với Liz là một sự kiện lớn của Hollywood, đã được phát thanh và truyền hình đưa tin đi khắp năm châu.
Có được Liz, giờ là lúc tìm đạo diễn và hai nhân vật nam chính: đại đế Julius Caesar và tướng Marc Antony. Wanger từng sản xuất phim Foreign Corrspondent của Hitchcock nên mời tiếp Alfred Hichock nhưng ông từ chối. Vì thế, Rouben Mamoulian, một người bạn lâu năm của cả Skouras và Wanger được mời thay thế. Ban đầu, Wanger chọn hai ngôi sao sân khấu nước Anh, Laurence Olivier vào vai Caesar và Richard Burton vai Antony. Thế nhưng, Olivier từ chối vì bận, còn hãng Fox lại không muốn chọn Burton. Cuối cùng, Peter Finch đóng vai Caesar, còn Stepphen Boyd (tỏa sáng sau phim Ben-Hur) vào vai Antony.

Liz Taylor – người được thượng đế phái xuống để… trừng phạt phim Cleopatra!

Phim khởi quay ở Rome, Italia vào tháng 9/1960. Thế nhưng, đoàn phim phải nhanh chóng chuyển sang Anh vì thế vận hội mùa hè sắp diễn ra ở Ý. Thật không may, lúc bắt đầu bấm máy ở Anh, thời tiết lại giở chứng: sương mù dày đặc và mưa dai dẳng làm bối cảnh Alexandria cổ đại (Ai Cập) dễ bị lộ tẩy. Rouben Mamoulian nhớ lại : “Tôi muốn phát điên, nào là mưa, bùn lầy, sương mù. Thậm chí vào ngày đẹp trời nhất, hễ diễn viên phát ra lời thoại nào, là hơi từ miệng bay ra theo lời thoại ấy!”.

Một vấn đề khác nữa là mùa thu ở Anh cũng khá khắc nghiệt, làm suy nhược cơ thể yếu ớt của Liz Taylor. Tháng 10/1960, cô lăn ra ốm, khiến phim phải tạm dừng vì hình như cảnh quay nào cũng có mặt Liz. Đến tháng 1/1961, đoàn phim vẫn bất động vì sức khỏe của Liz. Cuối cùng, đạo diễn Mamoulian mất kiên nhẫn và bỏ cuộc (nguồn tin khác nói ông bị sa thải), khi chỉ mới quay được 10 phút phim.
Theo lời gợi ý của Liz Taylor, đạo diễn lừng danh Joseph L. Mankiewicz, bạn thân của Liz, đã được mời tiếp quản. Đạo diễn ba lần đoạt giải Oscar này còn là một biên kịch nổi tiếng, nên mọi người hy vọng ông sẽ sắp xếp lại kịch bản cho có thứ tự. Khi vừa được mời, ông chỉnh sửa ngay kịch bản và mọi người nhất trí phim sẽ tiếp tục quay trong vài tuần nữa.

Thế nhưng đến tháng 3/1961, Liz lại mắc bệnh viêm phổi nặng đến mức bác sỹ phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp để cứu sống cô. Thậm chí, một số nhà báo ở Mỹ còn loan tin đồn Liz đã chết. Skouras và Wanger lo sốt vó, bàn với Mankiewicz tức tốc chuyển đoàn phim trở lại Rome vì thời tiết khắc nghiệt ở Anh sẽ cản trở sự bình phục của Liz. Dù Liz bình phục nhanh chóng nhưng việc quay phim vẫn được dời lại cho đến tháng 9/1961 do phải dựng lại bối cảnh.
Mankiewicz dành trọn mùa hè năm đó viết lại kịch bản và để đoạn tuyệt vời tất cả những gì diễn ra ở Anh, Mankiewicz quyết định phân lại vai Caesar và Antony. Ông chọn Rex Harrison vai Caesar và Richard Burton cho Antony. Dù phản đối hai lựa chọn này, nhưng Skouras phải đồng ý vì không muốn để mất Mankiewicz.

Như vậy, Cleopatra từ khi thay đạo diễn và trở về lại Rome đã mất trắng 5 triệu USD mà chưa làm được trò trống gì. Khi bấm máy trở lại vào tháng 9/1961, kịch bản của Mankiewicz chỉ mới hoàn tất một nửa. Ông buộc phải chạy đua ráo riết với thời gian. Chỉ huy cả ngày tại phim trường, tối về ông lại cắm đầu viết kịch bản đến 2 giờ sáng, cứ như thế suốt mấy tháng trời. Đã vậy, tiến độ lại thường xuyên bị hoãn do Liz quá yếu sức, khiến chi phí tăng vùn vụt.
Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Liz Taylor và Richard Burton (cả hai đều đã có gia đình) bỗng yêu nhau say đắm vào mùa thu 1961. Tin đồn bắt đầu rò rỉ, làm dậy sóng dư luận.
Kết thúc tang thương với… 44 triệu USD

Đến nay, dù có nhiều phim đầu tư tiền vượt qua Cleopatra nhưng vẫn chưa có bộ phim nào mang bối cảnh vĩ đại và tốn kém, đạo cụ cầu kỳ và phức tạp, trang phục xa hoa và lộng lẫy bằng Cleopatra.
Cleopatra dựng đến 79 bối cảnh, hầu hết đều phải xây hai lần, một lần ở London và một lần ở Rome. Nhà thiết kế John DeCuir đã xây đến 3 lần bối cảnh đồ sộ của thành phố Alexandria cổ đại, nghị viện La Mã cũng có số lần tương tự với kích thước như thật. Số tàu thuyền được chế tạo dùng cho hạm đội của Cleopatra và La Mã nhiều đến mức vào thời điểm đó người ta đã ví: hãng 20th Century Fox có hạm đội hải quân hùng hậu đứng hàng thứ ba trên thế giới. Riêng chiếc thuyền chỉ huy của Cleopatra đã tốn khoảng 2 triệu USD (tính theo giá năm 2009) vì có bọc… vàng thật ở mũi thuyền.

Đạo cụ giày dép, mũ nón… nhiều không đếm xuể. Tổng cộng đoàn phim may đến 26.000 bộ trang phục, riêng Cleopatra có đến 65 bộ, tốn 194.800 USD (1963), trong đó có một bộ được làm bằng vàng 24 carat. Đây cũng là số trang phục nhiều nhất dành cho một vai diễn đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness. Mãi đến năm 1996, kỷ lục này mới bị đánh bại bởi Evita của Madonna với 85 bộ trang phục.
Hợp đồng kỷ lục một triệu USD của Liz được tính theo lộ trình: 125.000 đô-la/tuần cho 16 tuần quay, tiền tiêu xài là 3.000/tuần, cứ một tuần quay lố là phải thêm 50.000/tuần… Thực chất khi Cleopatra quay về Rome vào năm 1961, Liz đã bỏ túi hơn 2 triệu đô-la Mỹ. Cộng thêm 10% doanh thu sau này (không tính điểm hòa vốn) đã mang cho Liz thêm 5 triệu nữa là 7 triệu (bằng 47 triệu năm 2009), một con số khổng lồ.

Hè năm 1962, khi những cảnh quay chủ chốt cuối cùng được thực hiện xong, tổng chi phí lên đến 44 triệu (bằng 307,5 triệu USD của năm 2009). Hãng Fox kiệt quệ hoàn toàn, phải bán đi hầu hết các bất động sản dự trữ rộng lớn ở Los Angeles để bù cho “máy xay tiền” mang tên Cleopatra. Bộ phim trở thành một trong những cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử Hollywood vì người ta biết nó sẽ không bao giờ thu hồi nổi vốn.
Đạo diễn Mankiewicz cho rằng mình đã đưa quá nhiều chi tiết vào bộ phim nên ông muốn chia bộ phim thành hai phần, mỗi phần dài ba giờ. Darryl Zanuck, chủ tịch mới của hãng Fox, không đồng ý và cắt xén bộ phim xuống còn 4 giờ rồi sa thải Mankiewicz. Tuy nhiên, cuối cùng, Mankiewicz được mời trở lại, vì không ai khác ngoài ông có thể ráp nối các cảnh lại với nhau.

Vào ngày 12/9/1963, Cleopatra đã có buổi ra mắt khán giả cực kỳ vĩ đại ở Hollywood với sự hiện diện của rất nhiều ngôi sao điện ảnh và các nguyên thủ quốc gia. Nhìn chung, các nhà phê bình chủ yếu chĩa mũi dùi vào Liz Taylor. Với doanh thu tổng cộng 26 triệu đô-la Mỹ và là phim đoạt doanh thu cao nhất năm 1963 nhưng con số đó chỉ bằng một nửa chi phí sản xuất, suýt khiến hãng Fox phá sản.
Cleopatra lập một kỷ lục đáng buồn, khi trở thành bộ phim duy nhất trong lịch sử Hollywood, đạt doanh thu cao nhất trong năm… nhưng không thu hồi nổi vốn. Bi kịch này đã dẫn tới sự xuống dốc của thể loại phim sử thi La Mã hoành tráng, để mãi đến đầu thế kỷ XXI mới sống lại với bộ phim Gladiator (2000).

Richard Burton & Liz Taylor: Chuyện tình bất hủ nhờ ‘Cleopatra’

Thời điểm năm 1962, Richard Burton chưa phải là một diễn viên đắt giá, còn Liz Taylor đã là “người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới” và là Nữ hoàng Hollywood. Bà là nữ diễn viên đầu tiên dám “thét” giá và được nhận cát-xê 1 triệu USD cho một vai diễn (khoảng 10,5 triệu USD hiện nay).

Đe dọa “giá trị phẩm hạnh của xã hội”

Burton và Taylor nảy sinh tình cảm khi quay phim Cleopatra

Hai người bắt đầu quan hệ với nhau khi họ thủ vai Antony và Cleopatra, cặp tình nhân nổi tiếng lịch sử, trong phim Cleopatra. Bộ phim do Joseph L. Mankiewicz đạo diễn và viết kịch bản. Đến nay, Cleopatra vẫn là tác phẩm điện ảnh tốn kém nhất trong lịch sử. Phim được dàn dựng với kinh phí 23 triệu USD. Song theo một số nguồn tin, con số thực của nó là 42 triệu USD (332 triệu USD theo thời giá hiện nay).

Nhân dịp 50 năm Cleopatra lần đầu ra rạp chiếu, bộ phim đang được trình chiếu khắp nước Mỹ, với bản phim đã được xử lý bằng kỹ thuật số. Tuy nhiên, cũng giống như Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, bộ phim có một lịch sử đầy màu sắc. Đáng nói là chuyện tình giữa 2 diễn viên chính đã làm tốn không ít giấy mực của báo giới.

Tình yêu giữa Taylor và Burton bắt đầu nhen nhóm ngay sau khi Burton tới Roma hồi tháng 1/1962 để chuẩn bị cho vai Antony. Đến mùa Hè, giới truyền thông Mỹ đã đưa tin rầm rộ về mối tình mãnh liệt của họ.

Lúc đó, Burton đã 37 tuổi và có vợ là Sybil Williams, người ông kết hôn từ năm 23 tuổi. Còn Taylor lúc đó 30 tuổi, đã có 3 con và đang trong cuộc hôn nhân thứ 4, với ca sĩ Eddie Fisher.

Cuộc hôn nhân lúc đó của Taylor cũng gây xôn xao dư luận.  Khi Taylor kết hôn với người chồng thứ 3 là Mike Todd thì Eddie Fisher và vợ ông, Debbie Reynolds, là những người bạn thân thiết nhất của bà. Sau khi Todd thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay hồi năm 1958, Fisher đã ở bên để an ủi bà góa Taylor. Dần dần giữa họ đã nảy sinh tình cảm.

Khi 2 người trở thành vợ thành chồng, công chúng Mỹ đã chỉ trích Taylor dữ dội, bởi lúc đó Fisher đã được coi là một “con cưng” của đất nước. Công chúng càng tức giận hơn khi cuộc hôn nhân giữa Fisher và Taylor kéo dài chưa được 3 năm thì người đẹp Hollywood đã điên cuồng lao vào cuộc tình mới.

Rất nhiều nhà báo đã đổ tới thành Roma để “săn” tin về chuyện tình của 2 người. Báo giới thi nhau chỉ trích phẩm hạnh của họ. Đài Phát thanh Vatican thậm chí nhận xét rằng cuộc tình của họ gây nguy hiểm tới “giá trị phẩm hạnh của xã hội”.

Khi chuyện gây ầm ĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình và bạn bè Burton đã van nài ông từ bỏ Taylor để trở về với vợ. Tình hình căng thẳng đến mức Taylor đã toan tự vẫn và vợ Burton, bà  Sybil Burton cũng tự tử. Thấy vậy, Laurence Olivier, lúc đó là diễn viên nổi tiếng nhất của Anh, đã gửi điện cho Burton với lời khuyên: “Hãy quyết định đi, bạn yêu quý. Anh muốn là một diễn viên lớn hay chỉ là một cái tên được nhắc đến nhiều?”. Burton gửi điện trả lời vỏn vẹn: “Cả hai”.

Sau nhiều sóng gió, cuối cùng Richard Burton và Liz Taylor đã kết hôn vào năm 1964

Burton không thành diễn viên như mong muốn

Sau một thời gian là tâm điểm của công luận, đôi Taylor và Bur- ton đã kết hôn vào năm 1964, chỉ 9 ngày sau khi Taylor ly hôn Fisher. Hôn lễ của họ được cử hành gọn nhẹ và chỉ có 9 người tham dự.

Yêu nhau say đắm, nhưng sau 10 năm chung sống 2 người đã ly hôn, để rồi lại tái hôn 16 tháng sau. Cuộc trở lại chóng vánh này không đảo ngược cái kết cuối cùng là “đường ai nấy đi”.

Xét cho cùng, đối với Taylor, vụ scandal tình ái này chỉ như một đốm sáng trong “triều đại” là Nữ hoàng Hollywood của mình. Còn đối với Burton, chuyện tình với Taylor đã đưa ông trở thành một ngôi sao điện ảnh quốc tế, song không thành một diễn viên như ông mong muốn.

Khi tham gia đóng phim Cleopatra, Burton coi đây là một cơ hội giúp ông kiếm đủ tiền để trang trải cho cuộc tái xuất sân khấu London. Tuy nhiên, mong muốn đó không trở thành hiện thực. Ông đã phát tài nhờ điện ảnh và đã được 7 đề cử Oscar, song ông chưa bao giờ trở thành một diễn viên lớn.

Burton từng thừa nhận rằng, ông từ chối xem lại màn diễn của mình trong phim Cleopatra vì “nó sẽ giết chết tôi trong khi tôi lại chưa sẵn sàng”. Còn Tay- lor thì nói: “Tôi thực sự không nhớ nhiều về Cleopatra, bởi còn có rất nhiều chuyện khác đang diễn ra”.

Rốt cục, điều đáng nhớ nhất xảy ra ở thành Roma năm đó, không phải là bộ phim đắt giá nhất thế giới, mà là bê bối tình ái của Taylor và Burton.